1/24

Doanh nhân Lê Thanh Nguyên - TGĐ Cophaco “Sống tích cực và đừng hẹn kiếp sau!”

“Đời người chỉ có một, hãy sống tích cực và dành cho nhau những gì quý nhất, đừng chờ đợi, đừng hẹn kiếp sau!”. Đó là những lời chia sẻ từ bà chủ của thương hiệu quạt Cophaco.


5

Doanh nhân Lê Thanh Nguyên - TGĐ Cophaco

Thành lập:
Năm 1980 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mặt hàng sản xuất:
Quạt điện, quạt sưởi, linh kiện motor quạt, bơm nước...

Quy mô:
- Nhà xưởng 10.000m2 tại địa chỉ 42/13 Phan Văn Hớn, ấp 4, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
- Nhân lực: 200 nhân viên và công nhân
- Dây chuyền sản xuất hiện đại bán tự động và tự động

Khoảng cách:
- Cách trung tâm thành phố 18km
- Cách sân bay quốc tế 10km



Doanh nhân Lê Thanh Nguyên và Ông xã

Tiêu chí chất lượng
Chất lượng cao và an toàn cho mọi sản phẩm của COPHACO
Tất cả sản phẩm của COPHACO đều được đăng ký kiểm định chất lượng và được chứng nhận tại
Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3, theo tiêu chuẩn TCVN 4265 - 94
Phòng Thí Nghiệm Và Kiểm Định Hàn Quốc (Korea Testing Laboratory - KTL) cấp chứng nhận số KTL 02-920-0099
Tập Đoàn Khoa Học An Toàn Toàn Cầu (Underwriters Laboratories - UL) cấp chứng nhận UL xuất khẩu qua Mỹ



Chân dung Bà Lê Thanh Nguyên - GĐ Cty TNHH SXTMDV Cơ Phát

Ngành hàng quạt máy hiện nay không còn “hot” như những năm đầu mới mở cửa (thập niên 90 của thế kỷ trước) nên cái tên Cophaco đình đám một thuở giờ ít thấy trên thị trường. Khi gặp bà Lê Thanh Nguyên, giám đốc công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Cơ Phát

Cophaco - chúng tôi mới biết công ty đã chuyển hướng sang xuất khẩu.



PV: Chị đã bắt đầu xây dựng Cophaco như thế nào?

Bà Lê Thanh Nguyên: (Ngồi trầm ngâm một chút như nhớ lại...) Những năm 1980, khi cả nước rất khó khăn, hai vợ chồng tôi cùng vài người bạn bàn nhau lập tổ hợp sản xuất sản phẩm nhằm cung ứng ra thị trường vừa giải quyết được kinh tế của gia đình, vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội trong việc khan hiếm sản phẩm tiêu dùng lúc bấy giờ.



Buổi họp định hướng sản xuất thật sôi nổi và hào hứng mỗi người một ý kiến, nên chúng tôi quyết định chọn ý kiến nào thuyết phục nhất. Chồng tôi và người bạn đã đưa ý kiến là nên sản xuất các loại mô-tơ thuộc về công nghiệp bởi họ là dân cơ khí và điện công nghiệp...



Riêng tôi chọn chiếc quạt máy, với lý do “rất phụ nữ” và sát thực với nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ, với thao tác đơn giản trong sử dụng chỉ cần mang về cắm điện nhấn nút là quạt đã vận hành, mọi nhà đều sử dụng được, kể cả gia đình có con nhỏ hoặc người già. Lý do của tôi đã thuyết phục được chồng và các bạn. Vậy là từ đây chiếc quạt mang thương hiệu COPHACO bắt đầu được hình thành.



rách cơ khí, tôi lo việc giấy tờ và ngoại giao.

Bước đầu tổ sản xuất Cơ Phát hợp đồng cung ứng quạt cho công ty Kim Khí Điện Máy, sau đó Cơ Phát có cơ hội xuất khẩu qua nước CUBA năm 1987-1989 nhưng phải thông qua công ty MECANIMEX. Thời bấy giờ chúng tôi bán mỗi chiếc quạt giá là 79.200 đồng và đổi được 200kg đường CUBA lúc ấy rất quí, cũng là niềm vui mừng cho cả hai: MECANIMEX cùng Cơ Phát.



Đến năm 1994, tổ hợp Cơ Phát phát triển thành công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Cơ Phát, viết tắt là Cophaco, trở thành một công ty (Cty) gia đình, vì người bạn rẽ sang hướng khác.



Cái khó nhất của Cophaco ngày đó và hiện nay là gì?

Những năm đầu tiên, cực nhất là việc mua sắm trang thiết bị và nguyên liệu để sản xuất. Chúng tôi phải tự làm thủ công từng công đoạn, để ráp thành chiếc quạt máy cần phải có hơn 100 chi tiết, thiếu một món không ra cây quạt. Giai đoạn 1990-1995 chúng tôi chỉ sản xuất hơn 20,000 cây quạt một năm và chỉ bán trong nước.



Chúng tôi vừa đầu tư một dây chuyền sản xuất mới hoàn toàn tự động, thay thế được 4 khâu sản xuất tương đương với 60 người lao động. Việc sản xuất nhẹ nhàng hơn xưa rất nhiều nhưng thị trường cũng cạnh tranh lắm. Bán hàng trong nước chi phí nhiều hơn nhưng tiền thu về chậm và món nhỏ, khó lên kế hoạch sản xuất lớn nên chúng tôi hạn chế đi vào dòng xoáy này.



Thảo nào mà tôi ít thấy quạt máy Cophaco ngoài thị trường. Vậy sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay là gì, bán ở đâu?

Chiếm 90% doanh số của Cty là do xuất khẩu, với sản phẩm xuất khẩu chủ lực là mô-tơ, số ít là quạt mát xuất đi Thái Lan. Mô-tơ sản xuất và xuất đi theo chủng loại và kỹ thuật khách hàng yêu cầu, vì khách mua để làm ra chiếc quạt, khách hàng đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Philippines,Thái Lan.



Cơ hội xuất khẩu sản phẩm đi các nước đến với chị khi nào?

Năm 2003-2010 chúng tôi xuất khẩu quạt đi Hàn Quốc. Người khách Hàn Quốc đến đặt quạt máy, sau đó họ đưa mẫu đặt làm quạt sưởi. Cophaco xuất khẩu quạt sưởi sang Hàn Quốc gần 10 năm, sau đó sang Thái Lan và cung ứng thêm motor quạt cho công ty sản xuất quạt thành phẩm.



Đơn hàng mô-tơ quạt đầu tiên xuất sang Mỹ vào năm 2006 – 2007, cũng do khách hàng tự tìm đến Cty khi đọc thông tin trên web. Điều này quý lắm vì chi phí dành cho marketing rất lớn. Lô hàng đầu tiên khó khăn lắm khi mới thâm nhập vào thị trường Mỹ, vì chúng tôi chưa quen luật, chưa thông tiêu chuẩn, cách giao hàng theo đúng yêu cầu của khách rất khắt khe. Sau này khách hàng kiểm soát cách làm hàng và giao hàng bằng camera từ bên nước sở tại.



Triết lý kinh doanh của chị?

Trong kinh doanh lợi nhuận luôn là kết quả quan trọng, nhưng đạo đức và chữ tín luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trong công ty, chị và chồng chị phân chia công việc như thế nào?

Chồng tôi chuyên trách về kỹ thuật, lo việc chính sản xuất, còn tôi lo văn phòng và giao dịch với đối tác. Giờ các con đã lớn, đảm nhận được công việc nên tôi và anh có thời gian tham gia các hoạt động cộng đồng nhiều hơn.



Hai vợ chồng cùng làm chung, có bao giờ chị gặp khó khăn?

Chúng tôi xây dựng gia đình từ năm 1974. Sự khó khăn của cả nước sau năm 1975 đã tạo cơ hội cho chúng tôi. Trong công việc, chúng tôi bổ sung cho nhau, vì mỗi người có một thế mạnh. Khi bán hàng, tôi sẽ lắng nghe ý kiến phản ánh của khách từ đó rút ra những kinh nghiệm đáng quý trong quá trình kinh doanh.



Đôi khi chúng tôi giữ vững định kiến riêng của bản thân mỗi người dẫn đến cả hai bất đồng với nhau là điều khó tránh khỏi, nhưng sau đó đâu cũng vào đấy, mọi thứ lại trở về quỹ đạo gia đình. Bây giờ có thể nghỉ ngơi được nhưng ngồi không thì quá nhàm chán. Có làm việc thì mới có niềm vui.



Theo chị, thế mạnh của một công ty gia đình là gì?

Theo tôi, lĩnh vực Cty gia đình luôn hoạt động hiệu quả, ít bị thất bại vì họ sử dụng đồng vốn của mình lại có sự đóng góp công sức nhiệt tình của các thành viên trong nhà. Khi gặp phải khó khăn chúng tôi có thể bàn bạc với nhau và cùng đưa ra quyết sách giải quyết nhanh và chủ động hơn. Điều này thấy rõ hơn khi 04 người con của chúng tôi trưởng thành và hợp sức giúp ba má rất hiệu quả.



Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng, Cty gia đình có hạn chế là không làm lớn, không vươn ra xa được nhưng tôi cảm thấy hài lòng với quy mô hiện nay của Cophaco, vì mình phải tự lượng sức của mình.



Ngành nghề các con chị học bổ sung cho nhau và tạo thành ban điều hành hoàn hảo, đó là do chị chọn hay chị để con quyết định?

Chúng tôi và các con luôn bàn với nhau, tùy theo tính cách của từng người con mà chúng tôi hướng con theo ngành gì phù hợp với bản thân.

Để có được thành quả này, hẳn chị đã phải chuẩn bị tư tưởng cho các con ngay từ nhỏ?
Thật sự chúng tôi luôn muốn các con tiếp nối công việc của mình. Cũng có khi con muốn làm cái gì riêng theo ý, tôi lại khuyên:



Khi nhìn các Cty nước ngoài mà chúng tôi ký hợp đồng có bề dày lịch sử hơn 100 năm, tôi thích thú, chỉ mong con mình tiếp nối để lịch sử Cophaco dài hơn 38 năm ở thời điểm hiện tại. Đó là ước nguyện và hiện các con cũng thực hiện theo ý chúng tôi nhưng khó biết trước sau này. Mong công ty đi thêm được những bước dài hơn nữa trong tương lai.



Lúc các con còn nhỏ, tôi hay kể câu chuyện về các Cty gia đình. Khi kể chuyện cho con, tôi thường đặt nặng vấn đề đạo đức. Tiền bạc làm được nhưng đạo đức là cơ bản phải coi trọng. Tôi cũng thường nói với các con: “Các con cố gắng làm đi rồi tương lai sẽ mỉm cười”. Từ nhỏ, các con tôi đi học về phải phụ tôi bán hàng, con trai phải tập chỉnh sửa, tập ráp quạt. Vào những tháng hè, tôi cho các con đến nhà máy phụ mọi thứ chứ không cho các con “ở không”.



Trong việc chi xài tiền tôi cũng dạy con rất kỹ, không mua cho con bất kỳ cái gì con thích mà con phải thuyết minh cần mua thứ đó để làm gì, thấy hợp lý tôi mới cho.

Được cái các con tôi chịu học hành nhưng không chịu cực bằng ba má đâu, bạn nào cũng muốn tìm con đường kiếm ra tiền nhanh hơn.



Các con tài giỏi lại biết ráng làm vì bố mẹ, chị có nghĩ đến việc nghỉ hưu chưa ?

Mấy năm nay chúng tôi cũng bắt đầu bớt việc. Tôi cũng xác định chỉ phụ việc Cty thôi, mọi thứ để các con quyết nhưng các con luôn bàn với tôi để “chắc ăn”. Con gái lớn nói má nghỉ đi, má cứ vui vẻ con mừng. Còn con trai kế nói má thích làm gì con cũng phụ má (cười).



Hiện tại bản thân còn minh mẫn còn sáng tạo, còn sức khỏe, tôi không muốn bỏ sức hoang phí, vì biết mình sống một lần và có một cuộc đời mà thôi. Thế nên, phải sống tích cực, sống hết mình cho cuộc sống hiện tại và dành cho nhau những gì quý nhất.

Suy nghĩ của chị hay lắm, cảm ơn chị đã dành thời gian trả lời phỏng vấn. Chúc chị luôn thân tâm an lạc.